Tên sản phẩm: | Ethanol cồn thơm 96% |
Công thức hóa học: | C2H5OH |
CAS: | 7664-93-9 |
Xuất xứ: | Việt Nam |
Đóng gói: | 20 lít/can |
Etanol còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol, dễ cháy, không màu. CTHH: C2H5OH, CAS: 64-17-5, hàm lượng: 96%, xuất xứ: Việt Nam, quy cách: 20lít/can. Etanol dùng trong xăng dầu, pha sơn, in ấn, dệt nhuộm, bảng mạch điện tử…
1. Ethanol cồn thơm 96% là gì?
Ethanol hay còn gọi là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn Ethanol. Chúng là một hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu, là chất thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn.
Trong cuộc sống, nó được nhắc đến một cách đơn giản và thân quen là rượu.
2. Những tính chất hóa lý của Ethanol
2.1. Tính chất vật lý của Ethanol
-
Ethanol là chất lỏng trong suốt, không màu và có mùi thơm nhẹ, khá dễ cháy. Chúng có vị cay đặc trưng.
-
Ethanol tan vô hạn ở trong nước.
-
Nhẹ hơn nước với khối lượng riêng là 0,7936 g/ml ở 15 oC.
-
Chúng khá dễ bay hơi, sôi ở nhiệt độ 78,39 oC, hóa rắn ở -114,15 oC.
2.2. Tính chất hóa học của Ethanol
Chúng mang tính chất của một rượu đơn chức như sau:
-
Phản ứng thế H của nhóm -OH
Tác dụng với kim loại với phương trình phản ứng:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
-
Phản ứng thế nhóm -OH
Phản ứng với axit vô cơ:
C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O
Phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa):
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
3. Phân biệt Ethanol (C2H5OH) và Methanol (CH3OH)
Methanol được dùng trong công nghiệp làm dung môi hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ hay chiết xuất các loại dầu và điều chế các chất công nghiệp khác. Thế nhưng, nó khác với ethanol, cồn methanol không tốt cho cơ thể người.
Nếu bị ngộ độc methanol, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sau: đau đầu, mệt, buồn nôn, giảm thị lực, nặng hơn sẽ bị mù, co giật, giãn đồng tử, suy sụp tuần hoàn, suy hô hấp, tử vong.
Methanol cũng gây ngộ độc mạn (do tiếp xúc) và làm giảm thị lực.
4. Cồn thơm được sản xuất như thế nào?
Cũng giống như cồn thực phẩm, Ethanol – cồn thơm 96% được sản xuất theo quy trình lên men từ khoai, mì, ngũ cốc, mía,…Với cồn thực phẩm, nồng độ chuẩn sẽ thường là 98% sau loại bỏ hết tạp chất còn cồn thơm sẽ dao động trong khoảng 95 – 96%, 4 – 5% còn lại có thể là methanol.
Ngoài ra, cồn thơm còn được sản xuất theo phương pháp Hydrat hóa etylen trong công nghiệp hóa dầu. Ở Nhật Bản, Ethanol 96% còn được sản xuất từ rơm rạ, phế phẩm ngành nông nghiệp, điển hình là ngô.
5. Những ứng dụng quan trọng của Ethanol 96% hiện nay
5.1 Cồn thơm làm nhiên liệu hoặc phụ gia xăng dầu
- Ethanol thường được trộn lẫn với xăng và được sử dụng như nhiên liệu hoạt động của động cơ.
- Hỗn hợp xăng (90%) và ethanol (10%) thường được điều chế bằng cách lên men các loại nông sản hoặc xăng dầu (97%) với methanol (hoặc rượu).
- Vì điểm đóng băng thấp nên Ethanol 96% được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh.
5.2. Ethanol được sử dụng làm đồ uống có cồn
Ethanol chính là thành phần quan trọng của đồ uống có cồn. Khi uống vào, ethanol sẽ chuyển hóa thành một dạng năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng.
Ethanol chính là thành phần quan trọng của đồ uống có cồn
5.3. Ethanol – Nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp
Ethanol là thành phần quan trọng trong công nghiệp và được sử dụng rộng rãi như một hợp chất hữu cơ khác gồm có ethyl halogenua, ethyl ester, diethyl ether, acid acetic, ethylamin,…
Là nguyên liệu để sản xuất cồn thạch và cồn khô
5.4. Ethanol – Thuốc sát trùng tẩy rửa
Trong y tế, người ta sử dụng dung dịch 70% cồn thơm để làm chất tẩy uế, chống lại các loại vi khuẩn, nấm, virus. Tuy nhiên, nó lại không có hiệu quả tronh việc chống lại các bào tử vi khuẩn.
5.5. Sử dụng cồn thơm để làm dung môi
Ethanol có thể hòa tan trong nước và các dung môi khác. Trong sơn, cồn, nước hoa, chất khử mùi, ethanol được sử dụng để làm dung môi.
Là dung môi để pha sơn
5.6. Ứng dụng trong ngành công nghiệp Dược phẩm
Ethanol được dùng làm thuốc ngủ bởi nó ít gây độc hơn so với những loại rượu khác. Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 5% sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 5% sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng
6. Những nguy cơ tiềm ẩn từ Ethanol – cồn thơm cần lưu ý
- Etanol và các hỗn hợp của chúng (cồn 50 độ trở lên) là các chất dễ cháy và vô cùng dễ bắt lửa. Do đó, tiềm ẩn gây cháy nổ gây thiệt hại nếu không được bảo quản tốt.
- Etanol trong cơ thể người được chuyển hóa thành axêtal đêhít. Mà đây lại là một chất có độc tính cao hơn so với etanol. Ví dụ gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư và đặc biệt là chứng nghiện rượu.
- Etanol có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,4% – 0,5% hoặc cao hơn. Với nồng độ 0,3-0,4% gây ra tình trạng hôn mê.
7. Những lưu ý và cách bảo quản Ethanol – cồn ethanol
- Ethanol – cồn ethanol cần được bảo quản tại những khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời cũng như các nguồn gây cháy hay nguồn nhiệt.
- Cần để tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, oxy hóa, chất ăn mòn và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác.
Hướng dẫn sử dụng:
Liên hệ trực tiếp để được tư vấn phù hợp nhất về nhu cầu của Quý Khách !
☆Hỗ trợ kỹ thuật/mua hàng
️ Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ số điện thoại chi nhánh gần nhất ở cuối website.
Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng sản phẩm!
Trân trọng cảm ơn Quý khách đã đến với VMC GROUP Đà Nẵng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.